Điểm danh những xu hướng chuyển đổi số cập nhật 2024

Xu hướng chuyển đổi số mới luôn là vấn đề được các doanh nghiệp liên tục theo dõi và cố gắng triển khai. Bởi lẽ, công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn cũng như duy trì được sự linh hoạt và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Việc nắm bắt được các xu hướng chuyển đổi số là một cách để đảm bảo rằng các tổ chức, doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Qua đó, giúp cho quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công. Và dưới đây là 9 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong năm 2024 mà Paristechno đã tổng hợp!

1. Xu hướng chuyển đổi số áp dụng nền tảng mã thấp (Low-code)

xu hướng chuyển đổi số bằng low-code platform
Xu hướng chuyển đổi số bằng Low-code Platform

Xu hướng chuyển đổi số đầu tiên cần đề cập đó là xu hướng áp dụng rộng rãi các nền tảng mã thấp. 

Theo đó, nền tảng mã thấp là một phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không cần viết mã (code) để xây dựng các ứng dụng và quy trình. Thay vì sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp, Low-code cho phép người dùng sử dụng các giao diện trực quan với các logic ở mức bình thường để phát triển ứng dụng.

Low-code là cách thức phát triển ứng dụng trực quan, nó cho phép các nhà phát triển từ chuyên nghiệp đến không chuyên có thể cộng tác và nhanh chóng xây dựng cũng như triển khai các ứng dụng. 

Mặt khác, nó còn cung cấp giao diện người dùng đồ họa và các công cụ kéo, thả giúp các nhà phân tích kinh doanh và những người dùng khác thiết kế cũng như tạo các giải pháp tùy chỉnh mà không cần viết mã.

Nhờ những lợi ích về thời gian, chi phí, khả năng mở rộng và giảm thiểu rủi ro, việc sử dụng các nền tảng phát triển mã thấp đã tăng lên trong những năm gần đây. Những lợi ích này làm phát sinh các trường hợp sử dụng mới như: Tạo mẫu nhanh, triển khai nhanh chóng và phát triển sản phẩm mới.

Theo Công ty Tư vấn và Nghiên cứu công nghệ Gartner (Mỹ), vào năm 2024, phát triển ứng dụng dạng Low-code sẽ chiếm tỉ trọng hơn 65% đối với các hoạt động phát triển ứng dụng. Giá trị thị trường nền tảng Low-code toàn cầu ước đạt 12,85 tỷ USD vào năm 2020 và được kỳ vọng sẽ đạt 65,15 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,7% trong giai đoạn từ 2020- 2027.

2. Xu hướng chuyển đổi số tăng cường di chuyển lên đám mây

Điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng mọi lúc mọi nơi.

Xu hướng chuyển đổi số sử dụng điện toán đám mây
Xu hướng chuyển đổi số sử dụng điện toán đám mây

Một trong những xu hướng chuyển đổi số được thảo luận nhiều nhất là di chuyển dữ liệu từ tại chỗ lên đám mây. Trong đó, các tổ chức, doanh nghiệp đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các công nghệ đám mây, đặc biệt là khi cần cắt giảm chi phí, cải thiện khả năng tiếp cận và thuê ngoài công việc bảo trì định kỳ.

Nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang đám mây khi công nghệ phát triển và tốc độ Internet tăng lên, đặc biệt là ở các quốc gia mà trước đây họ có tốc độ phát triển chậm để tận dụng tất cả những lợi thế mà chúng mang lại.

Theo dự báo của Gartner, chi tiêu của người dùng trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây sẽ tăng khoảng 20,7%, đạt 591,8 tỷ USD trong năm 2023 và tăng từ 490,3 tỷ USD vào năm 2022.

3. Xu hướng chuyển đổi số trí tuệ nhân tạo và học máy

xu hướng chuyển đổi số trí tuệ nhân tạo và học mấy
Xu hướng chuyển đổi số trí tuệ nhân tạo và học máy

AI và ML là những công nghệ được thảo luận nhiều nhất trong tất cả các xu hướng chuyển đổi số. 

Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để thiết kế và thực hiện quá trình chuyển đổi số. Những công nghệ này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các chiến lược chuyển đổi dữ liệu hoàn chỉnh dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực thay vì các phương pháp tiếp cận từng phần của các hệ thống rời rạc trước đây.

Theo đó, ML sẽ phân tích và so sánh các mẫu trong dữ liệu lớn để cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng và các sự kiện khác. Công nghệ này cũng đưa ra đề xuất về cách cải thiện các quy trình của công ty và các tương tác với khách hàng. 

Trong khi đó, AI bắt chước trí tuệ con người trong việc nhận biết và phản ứng với các hành vi và sự kiện. AI sử dụng các thuật toán để xây dựng hoặc thay đổi chương trình nhằm tận dụng thông tin chi tiết của ML.

AI và chuyển đổi số dựa trên công nghệ ML cho phép thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, đồng thời tăng tốc độ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới. Chuyển đổi dữ liệu đã trở thành một quá trình liên tục phát triển, mang đến những hiểu biết sâu sắc và giải pháp cho sự thay đổi liên tục của khách hàng và thị trường.

4. Xu hướng chuyển đổi số tìm kiếm thông minh

Xu hướng chuyển đổi số tự động hóa quy trình
Xu hướng chuyển đổi số tự động hóa quy trình

Tìm kiếm thông minh là quá trình định vị thông tin nhanh chóng, bất kể nó được lưu giữ ở đâu. 

Để cung cấp cho người dùng kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa và chính xác hơn, tìm kiếm thông minh sử dụng các công nghệ AI như học máy, thị giác máy tính, tìm kiếm ngữ nghĩa và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Nó phá vỡ các rào cản dữ liệu kinh doanh đơn lẻ, không hợp nhất (data silos) trong các doanh nghiệp, cho phép trích xuất thông tin từ bất kỳ nguồn dữ liệu tiềm năng nào.

Tìm kiếm thông minh có thể mang lại kết quả nhanh hơn và cung cấp một điểm truy cập duy nhất vào các nguồn nội dung của doanh nghiệp. Từ đó cho phép dữ liệu được nâng cao, tìm kiếm và phân tích ở cả định dạng có cấu trúc và không có cấu trúc.

Xem thêm: Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu cho cách mạng 4.0

5. Xu hướng chuyển đổi số tự động hóa quy trình

Tự động hóa quy trình là việc áp dụng công nghệ vào mô hình hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ hoặc quy trình định kỳ trong một tổ chức nhằm thay thế các quy trình thủ công. Bằng cách số hóa và chuẩn hóa quy trình kinh doanh, có thể lược bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại.

Tự động hóa quy trình không tập trung vào một bộ phận hoặc quy trình, mà nó xem xét tổ chức ở mức độ tổng thể để xem quy trình nào có thể được cải thiện thông qua tự động hóa.

Tự động hóa quy trình là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xem xét các xu hướng chuyển đổi số. Trong trung và ngắn hạn, những công nghệ này mang lại tiềm năng tăng năng suất, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và số hóa các hoạt động.

Hơn 80% nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa quy trình làm việc và tăng cường sử dụng lao động từ xa. Phương pháp tốt nhất để tăng tốc tự động hóa là chọn các công cụ tự động hóa quy trình kinh doanh phù hợp, có thể giúp tạo ra kết quả nhanh hơn với ít kỹ năng viết mã hơn.

6. Xu hướng chuyển đổi số tăng cường đầu tư vào công nghệ chuỗi khối

Chuỗi khối (blockchain) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số toàn diện, giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cấp quy trình làm việc, tối ưu hóa hiệu quả vận hành.

xu hướng chuyển đổi số tăng cường vào công nghệ chuỗi khối
Xu hướng chuyển đổi số tăng cường vào đầu tư chuỗi khối

Chuỗi khối là một cơ sở dữ liệu phân tán, cho phép người dùng tạo và duy trì các giao dịch an toàn trên nhiều máy tính. Cấu trúc của dữ liệu trong chuỗi khối hoàn toàn khác với cấu trúc của cơ sở dữ liệu truyền thống khi dữ liệu được lưu trữ trong các khối được liên kết với nhau dưới dạng chuỗi. 

Dữ liệu này không thể bị xóa hoặc sửa đổi nếu không có sự đồng ý từ những người dùng trong hệ thống mạng chuỗi khối. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để theo dõi các đơn đặt hàng, giao dịch thanh toán trực tuyến nhằm nâng cao sự bảo mật, tính minh bạch cũng như ngăn chặn các giao dịch trái phép.

Chuỗi khối là một công nghệ có thể được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như tài chính, chăm sóc sức khỏe, quản lý chuỗi cung ứng,... Nó có khả năng phá vỡ cách kinh doanh truyền thống trong nhiều lĩnh vực bằng cách cho phép chúng ta tạo hợp đồng thông minh và lưu trữ hồ sơ vĩnh viễn mà không lo bị giả mạo.

7. Xu hướng chuyển đổi số cộng tác ảo

Cộng tác ảo giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin và ý tưởng khi ở xa nhau về mặt địa lý. Ví dụ về công cụ cộng tác ảo và nền tảng giao tiếp là công cụ hội nghị truyền hình, công cụ gửi email, công cụ lập kế hoạch nội dung, công cụ nhắn tin nhanh và công cụ quản lý dự án linh hoạt.

Việc sử dụng các công nghệ cộng tác ảo sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân tài xuyên biên giới mà không cần phải di dời lực lượng lao động, cắt giảm các chi phí như thuê văn phòng, tiền ga và tiền điện, chi phí dọn dẹp, chi phí xây dựng,…

8. Xu hướng chuyển đổi số - Nền tảng dữ liệu khách hàng

Xu hướng chuyển đổi số xây dựng nền tảng dữ liệu khách hàng
Xu hướng chuyển đổi số xây dựng nền tảng dữ liệu khách hàng

Nền tảng dữ liệu khách hàng là nguồn dữ liệu quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp có thể tận dụng khi xây dựng những chiến dịch truyền thông và tiếp thị. 

Sử dụng nền tảng dữ liệu khách hàng sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp truyền tải thông điệp được cá nhân hóa và hấp dẫn tới khách hàng của mình.

Nền tảng dữ liệu khách hàng là một phần mềm đóng gói kết hợp dữ liệu từ nhiều công cụ để tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung duy nhất. Nền tảng dữ liệu khách hàng được sử dụng để quản lý thông tin khách hàng, phân tích xu hướng của khách hàng, xác định cơ hội cho các nỗ lực tiếp thị trong tương lai và xây dựng trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa hơn.

Ngoài việc cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp một cái nhìn đầy đủ về khách hàng của họ. Nền tảng dữ liệu khách hàng sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng có tổ chức hơn, phân tích trải nghiệm khách hàng sâu sắc hơn và cải thiện quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cho khách hàng.
Tóm lại, các xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 được thiết lập để mang lại những thay đổi đáng kể trong cách các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tương tác với công nghệ. Tuy nhiên, các xu hướng chuyển đổi số này mang đến cả thách thức và cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp để luôn dẫn đầu trong bối cảnh kỹ thuật số không ngừng phát triển.

Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? 5 trụ cột để chuyển đổi số hiệu quả